Thuốc Tăng Lực Gà Đá Số 1 Việt Nam
Tiếng ViệtEnglish

Cách trị bệnh tụ huyết trùng, sốt bại liệt và thương hàn ở gà đá

Bệnh tụ huyết trùng, sốt bại liệt và thương hàn ở gà đá rất nguy hiểm, các bệnh này thường đi kèm với nhau và có triệu trứng tương tự nhau nên có thể gây chết hàng loạt ở trang trại gà nếu chúng ta không phát hiện, cách ly gà bệnh và điều trị cho chúng kịp thời có thể khiến bệnh lây lan hàng loạt trong trại gà của bạn. Đối với bệnh tụ huyết trùng, nếu chúng ta không kịp xử lý bệnh trong vòng 24h thì khẳ năng tử vong ở gà rất cao.

Bệnh tụ huyết trùng là gì?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà (Bệnh gà toi) là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thường xuất hiện trên các loại gia cầm. Nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida gây nên. Bệnh tụ huyết trùng có thể phát sinh trên gà ở mọi giai đoạn phát triển. Bệnh thường có diễn biến bệnh nhanh, gây chết gia cầm hàng loạt.

Nếu nghi ngờ gà đá bị tụ huyết trùng, sốt bại liệt và thương hàn các bạn có thể trị bệnh ngay cho chúng bằng các loại thuốc sau đây:

Bộ thuốc trị bệnh tụ huyết trùng, sốt bại liệt và thương hàn cho gà đá

Bộ thuốc trị bệnh tụ huyết trùng, sốt bại liệt và thương hàn cho gà đá - Ảnh Thuocgada.Net

Hướng dẫn sử dụng:

  • Chích từ 3-5 ngày liên tục mỗi ngày 1-2 lần tùy vào tình trạng gà bệnh nặng nhẹ
  • Liều lượng: Theo hình ảnh từ Trái sang Phải anh em dùng theo công thức sau
  • 0.5cc+0.2cc+0.2cc+0.2cc=1.1cc [1 ống tiêm 1cc hút đầy]
  • Tiêm dưới da hoặc bắp thịt [Úp bội giữ ấm, tránh gió, tránh ẩm cho gà trong quá trình điều trị]
  • Theo dõi gà liên tục trong quá trình điều trị, kiểm tra sốt, tím tái mồng, lỗ chân lông đỏ, đít đỏ, ghẻ...

Nguyên nhân:

  • Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, vi khuẩn này có nhiều chủng, là vi khuẩn Gram (-)
  • Gà mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, bệnh xảy ra đột ngột, diễn biến cực nhanh, tỉ lệ chết cao ở đầu ổ dịch

Triệu chứng:

Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Sốt cao, bỏ ăn, lừ đừ
  • Mỏ chảy nhớt, thở khò khè
  • Mắt đỏ, mào tím tái
  • Tiêu chảy phân loãng có mùi hôi
  • Gà chết nhanh, xác tím tái

Cách điều trị:

  • Dùng Trimethoprim + Sulfamethoxazole, Ampicillin, hoặc Tylosin + Gentamycin
  • Ví dụ: Hanmotrim, Bio-Trim, Amoxy 50 – tiêm hoặc pha vào nước uống liên tục 3–5 ngày
  • Bổ sung Vitamin C, B-complex để tăng sức đề kháng
  • Cách ly gà bệnh, sát trùng chuồng trại bằng Formol, Iodine, Bencocid

Bệnh Sốt Bại Liệt (Newcastle – gà rù)

Dấu hiệu nhận biết:

  • Sốt cao, bỏ ăn, xù lông
  • Lúc đầu thở gấp, sau đó liệt cánh, liệt chân
  • Quẹo cổ, đi vòng tròn, tiêu chảy phân trắng xanh
  • Tỷ lệ chết cao, lan nhanh

Cách điều trị:

  • Không có thuốc đặc trị virus, chỉ hỗ trợ triệu chứng:
  • Dùng Electrolyte + Vitamin B1, B12, Glucose, Catosal để phục hồi
  • Kháng sinh như Enrofloxacin, Norfloxacin để chống bội nhiễm vi khuẩn
  • Tiêm vắc xin Lasota định kỳ phòng bệnh
  • Cách ly và tiêu hủy gà chết đúng cách

Bệnh Thương Hàn (Salmonella)

Dấu hiệu nhận biết:

  • Gà ủ rũ, chậm lớn, xù lông
  • Tiêu chảy phân trắng vàng, có mùi hôi
  • Bụng trướng nhẹ, mất nước
  • Ở gà lớn: giảm đẻ, trứng vỏ mềm

Cách điều trị:

  • Dùng kháng sinh: Chloramphenicol, Enrofloxacin, Colistin
  • Pha vào nước uống hoặc tiêm: liên tục 3–5 ngày
  • Sử dụng thêm: Men tiêu hóa + Vitamin ADE để phục hồi
  • Cải thiện vệ sinh chuồng trại, khử trùng thường xuyên

Lưu ý chung khi trị bệnh cho gà:

  • Cách ly gà bệnh càng sớm càng tốt
  • Không dùng lại nước, thức ăn thừa từ chuồng có gà bệnh
  • Tăng cường miễn dịch bằng vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, chất điện giải
  • Phòng bệnh bằng vaccine (Lasota, Gumboro, Tụ huyết trùng…) theo đúng lịch

Phòng bệnh:

Phòng bệnh cho gà bằng cách tiêm phòng vắc xin cho gà lúc gà được 1 tháng tuổi, có thể sử dụng vaccine vô hoạt tụ huyết trùng gia cầm 0,5ml/con. Kết hợp với vệ sinh chuồng trại, thiết bị chăn nuôi; định kỳ phun khử trùng trong, ngoài chuồng nuôi 1-2 tuần/1 lần.
Có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thường xuyên bổ sung thêm các loại thuốc bổ, men tiêu hóa... để nâng cao sức đề kháng cho gà.
Vào thời điểm giao mùa nên cho gà uống phòng bằng kháng sinh để phòng bệnh có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau: BIO-AMOX + TYLOSIN, AMPI COLI, T.Colovic. Ngoài ra cũng có thể dùng tỏi ngâm với rượu để cho gà ăn trong những ngày thời tiết thay đổi đột ngột.

Cảm ơn các bạn quan tâm. Bài viết được biên tập bởi Thuocgada.Net

XEM THÊM CÁC TIN TỨC KHÁC

Xem Thuốc gà đá trên TikTok
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline0932 114 124
Hotline0932 114 124
Youtube Thuốc gà đá
Giỏ hàng
Chat Zalo
0932 114 124